Bệnh tay chân miệng là gì? Các công bố khoa học về Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus và thường gây ra các triệu chứng như phát ban, viêm họng, đau đầu, đau họng và có thể gây ra sưng ...

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus và thường gây ra các triệu chứng như phát ban, viêm họng, đau đầu, đau họng và có thể gây ra sưng nghẹt ở đường hô hấp. Bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn cũng có thể bị nhiễm.

Để phòng tránh bệnh tay chân miệng, bạn cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, tránh tiếp xúc với người bị bệnh, đặc biệt là trẻ em, và giữ vệ sinh tốt cho môi trường sống. Ngoài ra, việc chủ động đi khám sức khỏe định kỳ và tiêm vắc xin cũng là biện pháp phòng tránh hiệu quả để ngăn chặn bệnh tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện dưới dạng nốt phát ban đỏ và có thể làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Nó có thể gây khó khăn trong việc ăn uống và uống nước do việc có thể xuất hiện vết loét ở miệng.

Toàn cầu, bệnh tay chân miệng thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu và có thể lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc với các chất cơ bản như nước bọt, nước tiểu, chất nhầy ở mũi, và các loại đồ chơi, nhất là trong môi trường trẻ nhỏ.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tay chân miệng tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, việc chăm sóc tốt, đặc biệt là việc cung cấp đủ nước và chăm sóc da, có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng và làm giảm sự khó chịu cho người bệnh. Trong số trường hợp nặng, các biện pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc giảm đau và nhiễm trùng cũng như chăm sóc y tế chuyên nghiệp.

Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc bé của mình đã nhiễm bệnh tay chân miệng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng virus gây ra chủ yếu bởi virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Bệnh thường lây lan qua tiếp xúc với chất bài tiết của người mắc bệnh, như nước bọt, nước tiểu, chất nhầy ở mũi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng bị nhiễm virus.

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường bắt đầu với sốt, đau họng, mệt mỏi sau đó xuất hiện phát ban nổi rõ rệt trên bàn tay, bàn chân, và trong miệng. Các vùng nổi ban cũng có thể gây đau và khó chịu, đặc biệt khi trẻ ăn uống.

Quá trình phục hồi thường mất khoảng 7-10 ngày và không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng nặng như viêm não, viêm màng não hoặc viêm quyền. Do đó, việc tìm kiếm sự can thiệp y tế kịp thời là rất quan trọng.

Để ngăn ngừa bệnh tay chân miệng, việc duy trì vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống là rất quan trọng. Hãy đảm bảo rằng bạn và trẻ em thường xuyên rửa tay, giữ sạch đồ chơi, quần áo và các bề mặt tiếp xúc thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "bệnh tay chân miệng":

HIỆU QUẢ CAN THIỆP CẢI THIỆN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2018
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 514 Số 1 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng tại 4 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, thiết kế so sánh trước sau và có đối chứng. Chọn chủ đích 4 xã có số lượng mắc bệnh TCM cao trong 5 năm trong đó 2 xã ở gần trung tâm huyện (Bình Thuận và Bản Ngoại) và 2 xã ở xa trung tâm huyện (Hoàng Nông và Khôi Kỳ). Mỗi xã chọn 250 bà mẹ có con dưới 5 tuổi theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Kết quả: Hiệu quả can thiệp về kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi lần lượt là 29,3%; 22,3% và 18,8%. Kết luận: Kiến thức - Thái độ - Thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng đã có cải thiện sau khi can thiệp. Do vậy, cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh tay chân miệng cho người dân đặc biệt là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
#Bà mẹ có con dưới 5 tuổi #Phòng chống #Bệnh tay chân miệng #Thái Nguyên
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN HÀ NỘI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 507 Số 2 - 2021
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính dễ gây thành dịch do virus EV71 và Coxsackie 16 gây nên. Bệnh hay gặp ở trẻ em và có hiệu quả điều trị tốt khi được phát hiện sớm, phân độ đúng và điều trị kịp thời khi trẻ chuyển độ nặng để giảm các biến chứng như bại não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu sớm. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh tay chân miệng tại khoa Nhi tổng hợp bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Đối tượng nghiên cứu: 80 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tay chân miệng được điều trị tại khoa Nhi tổng hợp bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu một loạt ca bệnh, từ 08/2020 đến 07/2021. Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ nam nhiều hơn nữ 2:1, tuổi trung bình 18 ± 1,6 tháng. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là sốt chiếm 100%, 53,8% sốt nhẹ < 380 5 và 46,2% sốt cao >380 5  ban phỏng nước ở da là 100%, mức độ phát ban và loét miệng nặng chỉ có 11,3%.  80% trẻ có tiếp xúc với nguồn lây bệnh. 78/80 trẻ vào viện có dấu hiệu thần kinh, 100% trẻ có dấu hiệu giật mình, 69/80 trẻ có dấu hiệu tim mạch: 100% có mạch nhanh > 150 lần/ phút. 18/ 80 trẻ có mắc bệnh lý kèm theo. Trẻ nhập viện chủ yếu ở độ 2b nhóm 1 là 58,8%. Xét nghiệm: 28,8% trẻ có PCR EV71 (+). Bạch cầu và CRP tăng ở nhóm tay chân miệng có mắc bệnh lý kèm theo. Kết luận: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh dễ lây thành dịch. Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh tay chân miệng là sốt nhẹ,  triệu chứng xuất hiện đa dạng, có nốt ban phỏng nước bàn tay và bàn chân và vết loét ở miệng. Bệnh nhân cần nhập viện ở độ 2. Virut EV71 là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán xác định chỉ gặp ở 28,8%. Chẩn đoán chính dựa vào triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh .
#bệnh tay chân miệng #EV71
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP NÂNG CAO KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI 4 XÃ THUỘC HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2018
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 514 Số 1 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kỹ năng truyền thông - giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh tay chân miệng cho nhân viên y tế tại 4 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, thiết kế so sánh trước sau và có đối chứng. Chọn mẫu chủ đích toàn bộ nhân viên y tế xã (cán bộ y tế và y tế thôn bản) của 4 xã Hoàng Nông, Bản Ngoại, Khôi Kỳ và Bình Thuận tại Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả: Hiệu quả can thiệp của nhân viên y tế: về kiến thức, thái độ, thực hành lần lượt 0,1%; 28,5% và 34,4%; về tư vấn, nói chuyện sức khỏe lần lượt 37,8%, và 41,6%. Kết luận: Để phòng chống dịch bệnh tay chân miệng có hiệu quả cần nâng cao công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân viên y tế tuyến xã. Trong đó cần chú trọng xây dựng các chương trình cập nhật kiến thức, kỹ năng phòng chống dịch bệnh tay chân miệng phù hợp với từng đối tượng để huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng.
#Nhân viên y tế #Giáo dục sức khỏe #Phòng bệnh #Bệnh tay chân miệng
SỰ PHÙ HỢP TRONG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 62 Số 2 (2021) - 2021
Mục tiêu: Đánh giá sự phù hợp trong sử dụng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ năm 2019. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 400 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ trong thời gian 1/2019 đến tháng 12/2019. Kết quả: Nhóm bệnh nhân sử dụng liều phù hợp với liêu quy định có sự khác biệt có ý nghĩa với nhóm bệnh nhân sử dụng liều chưa phù hợp có ý  nghĩa thống kê (P = 0.000 < 0.005). Thuốc có nhịp đưa thuốc phù hợp nhiều nhất là Paracetamol, Midazolam, Diazepam, Adrenalin, Dobutamim, Immunoglobulin G, Cefuroxim với 100% theo đúng khuyến cáo. Trong đó phù hợp với khuyến cáo thấp nhất là Cefotaxim (89,9%) và Ceftriaxon (83.3%). Thuốc đường uống được sử dụng nhiều nhất: Paracetamol, Ibuprofen, Phenobarbital, Clorpheniramin, Diazepam, Adrenalin, Dobutamim, Immunoglobulin G  phù hợp vơi khuyến cáo 100%. Tỷ lệ phù hợp so với khuyến cáo thấp nhất là thuốc Cefuroxim chiếm 6,7% sử dụng đường tiêm phù hợp vơi khuyến cáo. Cặp tương tác gặp nhiều hơn là Paracetamol dùng đồng thời với Phenobabital ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 90,6% tổng 149 số tương tác ghi nhận được và chiếm tỷ lệ thấp hơn là cặp  Midazolam với Phenobabital chiếm 9,4%. Kết luận: Hầu hết các thuốc có chỉ định sử dụng phù hợp cao, trong đó cao nhất là các thuốc Paracetamol, Diazepam, Adrenalin, Dobutamim, Immunoglobulin G. Các thuốc kháng sinh có tỷ lệ sử dụng phù hợp thấp nhất.
TINH SẠCH VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM SINH HÓA CỦA RNA POLYMERASE PHỤ THUỘC RNA (RdRp) TỪ VIRUS GÂY BỆNH TAY-CHÂN-MIỆNG (FMDV)
Protein RdRp (RNA dependent RNA polymerase) của các virus có vai trò quan trọng trong chu trình sống của virus. Enzyme này được xem là mục tiêu cho các thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh. Trong nghiên cứu này, protein RdRp tái tổ hợp của gây bệnh tay chân miệng (FMDV) đã được tinh sạch vàkiểm tra các hoạt tính sinh hóa. Protein RdRp tái tổ hợp với độ tinh sạch hơn 98% đã được thu nhận và thể hiện hoạt tính RNA polymerase với sự tổng hợp RNA phụ thuộc mồi. Chúng tôi đã xác định được giá trị km và Vmax cho sự tổng hợp UTP lần lượt là 13,6 µM và 42 µM/giờ. kcat cho sự xúc tác phản ứng là 0,28 min-1 và kobs cho sự chuyển đổi cơ chất là 0,022 min-1. Chất ức chế cho hoạt động của enzyme DMUT cũng được kiểm tra và IC50 của DMUT là 26,79 µM. Như vậy, đặc điểm sinh hóa của enzyme RdRp của FMDV đã được xác định, đây là cơ sở cho việc sàng lọc các đối tượng thuốc trong phương pháp hóa trị liệu để phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng.
Đặc điểm và kết quả chăm sóc, điều trị bệnh nhi tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG - Tập 4 Số 3 - Trang 47-58 - 2021
Mục tiêu: Mô tả đặcđiểm bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị nội trú tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021 và nhận xét kết quả chăm sóc, điều trị bệnh nhi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 10/2020 đến 4/2021 trên 409 bệnh nhi đượcchẩn đoán mắc tay chân miệng vào điều trị nội trú tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả: Độ tuổi của bệnh nhi chủ yếu là dưới 5 tuổi chiếm 97,6%, trong đó nhóm từ 12-<36 tháng chiếm 70,4%; tuổi trung bình là 24,5 ± 14,0 tháng; tỷ lệ trẻ trai/gái =1,5/1. Khi vào viện: 100% trẻ có sốt; 82,6% có loét miệng; 79,0% bệnh nhi có rối loạn tiêu hóa và 65,8% có ban/bóng nước trên da. Các biểu tim mạch, hô hấp, thần kinh gặp với tỷ lệ không cao. Hầu hết bệnh nhi ở thể bệnh là độ 1 và 2a, chiếm 90,3%. Khi vào viện bệnh nhi được chăm sóc theo quy trình, điều trị theo phác đồ nên các triệu chứng giảm dần và gần như hết trước khi ra viện. Thời gian trung bình hết các triệu chứng: nôn, trớ (1,39 ± 0,91 ngày); tiêu chảy (1,84 ± 0,15 ngày); sốt (4,04 ± 1,39 ngày); hồng ban, bóng nước (4,74 ± 1,13 ngày). Biếng ăn là dấu hiệu hết chậm nhất, khi ra viện còn 47,9% bệnh nhi vẫn biếng ăn.Tỷ lệ bội nhiễm trong quá trình nằm viện là 13,4%; trong đó, chủ yếu là viêm phổi chiếm 10,7%. Có 69,9% bệnh nhị khỏi bệnh được ra viện; 25,9% bệnh thuyên giảm bệnh và trẻ được ra viện; không có ca tử vong. Thời gian nằm viện chủ yếu ≤ 7 ngày (84,6%). Kết luận: Bệnh nhi tay chân miệng dưới 5 tuổi chiếm 97,6%; các biểu hiện lâm sàng chính là sốt, loét miệng, rối loạn tiêu hóa và ban/bóng nước trên da; hầu hết bệnh ở mức độ 1 và 2a (90,3%). Các triệu chứng giảm dần trong quá trình chăm sóc và ra viện an toàn, không có ca chuyển tuyến trên hoặc tử vong; ngày nằm viện trung bình 6,32 ± 1,81 ngày.
#Bệnh tay chân miệng #trẻ em #bệnh viện Nhi đồng Cần thơ
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VÀ NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TRONG PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY – CHÂN - MIỆNG TẠI XÃ TÚ NANG, HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA, NĂM 2021
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 62 Số 4 (2021) - 2021
Kiến thức, thực hành của bà mẹ/người chăm sóc trẻ là yếu tố quyết định trong công tác phòng chốngbệnh Tay – chân – miệng (TCM) cho trẻ dưới 5 tuổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được sử dụng đểđánh giá thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh TCM ở bà mẹ/người chăm sóc trẻ dưới5 tuổi xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Trong tổng số 944 đối tượng nghiên cứu, 73% cókiến thức đúng về đối tượng nguy cơ mắc bệnh, 84% biết về sự nguy hiểm của bệnh và 81,4% biết vềcác biện pháp phòng chống lây lan. Tuy nhiên, chỉ có 30,7% đối tượng có kiến thức đúng về chăm sóctrẻ mắc bệnh Tay – chân - miệng. Tỷ lệ sử dụng dung dịch sát khuẩn vệ sinh dồ dùng của trẻ thấp, chỉchiếm 13,1%. Thực hành đúng về các biện pháp xử trí khi trẻ mắc bệnh và phòng tránh lây nhiễm trongkhoảng 30,9-59,4%. Và hầu hết đối tượng nghiên cứu thực hành tốt vệ sinh môi trường (92,8%).
#Bệnh Tay - chân - miệng #bà mẹ/người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi #kiến thức #thực hành.
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2015 – 2019
Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam - Tập 3 Số 39 - Trang 74-79 - 2022
Tay chân miệng (TCM) là bệnh lưu hành tại Tiền Giang và Gò Công Đông là huyện có số mắc cao; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả Đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố liên quan đến bệnh TCM ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Đối tượng và phương pháp:Trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh Tay chân miệng trên địa bàn huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2019. Người chăm sóc chính cho trẻ dưới 5 tuổi tại hộ gia đình, có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên tại huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.   Kết quả và kết luận: nghiên cứu cho thấy bệnh TCM chủ yếu ở nhóm dưới 5 tuổi (93,7%), cao nhất ở nhóm từ 1 - 3 tuổi (80,3%). Tỷ lệ mắc ở nam (59,6%) cao hơn ở nữ (40,4%). Bệnh lưu hành quanh năm, số mắc gia tăng từ tháng 8, đỉnh bệnh vào tháng 10. Số mắc trung bình /100.000 dân là142, vùng nông thôn (146), cao hơn thành thị (126). Đa số mắc bệnh TCM ở mức độ nhẹ, độ 1 và 2a (99,7%), độ nặng (2b và độ 3) là 0,3%. Có mối liên quan giữa trẻ mắc bệnh TCM và một số yếu tố tiếp xúc xã hội như có chơi với trẻ gần nhà (OR= 3,70), đến khu vui chơi đông người (OR= 4,2), đến phòng khám vì bệnh khác (OR= 2,5) và có tiếp xúc với bệnh nhân TCM (OR= 14,7), p<0,05. Cần hạn chế cho trẻ  đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với trẻ khác trong thời điểm có bệnh, dịch tại địa phương.
#Bệnh Tay chân miệng (TCM) #dịch tễ #các yếu tố liên quan
Các tuýp huyết thanh của Enterovirus gây bệnh Tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Trung ương NĂM 2018 – 2019
Tạp chí Nghiên cứu Y học - Tập 152 Số 4 - Trang 62-68 - 2022
Ngoài EV71 và Coxsackie A16 (CA16), các tuýp huyết thanh khác của Enterovirus (EV) cũng có thể gây bệnh Tay chân miệng (TCM). Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định các tuýp huyết thanh của EV gây bệnh TCM ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 156 bệnh nhân chẩn đoán khẳng định TCM (lâm sàng và RT-PCR EV dương tính) được điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/05/2018 đến 30/04/2019. Kết quả xác định được 17 tuýp huyết thanh của EV gây bệnh TCM, phân bố trong tất cả các nhóm loài của EV gây bệnh ở người. EV71 chiếm tỷ lệ cao nhất (68,6%), tiếp đó là CA6 (10,9%). Giải trình tự thành công 42/107 mẫu bệnh phẩm EV71 (39,25%) và xác định được gần như toàn bộ các EV71 gây bệnh trong năm 2018-2019 thuộc về kiểu gen dưới nhóm C4.
#tay chân miệng #Enterovirus #EV71
17. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN NĂM 2020-2022
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 65 Số CD7 - Trang - 2024
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tay chân miệng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu, mô tả cắt ngang 450 trẻ điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Kết quả: Bệnh gặp cả 2 giới, trong đó nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam/nữ là 1,8/1. Nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất từ 36 tháng đến dưới 60 tháng tuổi (48,9%). Đa số trẻ có phân độ lâm sàng độ 2a (85,1%). 100% trẻ mọc ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bệnh nhân tổn thương da, niêm mạc dạng phỏng nước chiếm 40,9%; ban đỏ chiếm 34,4%. Các thuốc dùng trong điều trị bệnh tay chân miệng chủ yếu là hạ sốt (87,7%) và an thần (88,2%). Chỉ có 1,8% trẻ được chỉ định dùng Immunoglobulin miễn dịch IV. 100% trẻ được điều trị khỏi bệnh và không có trẻ nào bị di chứng. Kết luận: Đa số trẻ mắc bệnh độ 2a và tất cả trẻ được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.
#Bệnh tay chân miệng #trẻ em #Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Tổng số: 19   
  • 1
  • 2